Môn học duy nhất ta không được học ở trường lớp: Tuổi thơ của chính ta

Các bạn thân mến!

Trung Tâm Mục Vụ Gia Đình- Đắc Lộ trân trọng giới thiệu chuyên đề:

Môn học duy nhất ta không được học ở trường lớp: Tuổi thơ của chính ta

Giúp hiểu biết ảnh hưởng của các “mẫu hình quyền lực” thời thơ ấu trên cách ta tương tác với tha nhân và thế giới xung quanh sau này. Nhờ đó ta được giải phóng khỏi những thái độ không lành mạnh hầu chấp nhận và yêu thương bản thân mình cũng như tha nhân hơn.

Thuyết trình viên: Lm Julio Giulietti, SJ

Thời gian: Thứ Năm, ngày 03/11/2022, từ 18h30- 21h00

Địa điểm: Trung Tâm Mục Vụ Gia Đình- Đắc Lộ, 171 Lý Chính Thắng, P.Võ Thị Sáu, Q.3, Tp. HCM

Số lượng tham dự viên: 30 người

Lệ phí: 250.000đ/1 tham dự viên (bao gồm thù lao cho thuyết trình viên, thông dịch viên, ăn uống nhẹ đầu giờ, chi phí tổ chức)

Link dăng ký: (Hết hạn đăng ký)

Link đăng ký sẽ đóng khi đủ học viên.

Chân thành cám ơn các bạn và hân hạnh phục vụ các bạn tại TTMVGĐ-ĐL.

NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:

“Môn học duy nhất ta không được học ở trường lớp: Tuổi thơ của chính ta”

Hãy nghĩ về nó. Về hàng ngàn từ vựng chúng ta biết và cách chúng ta sử dụng chúng. Về khả năng chúng ta lắng nghe và thể hiện bản thân mình. Về cách chúng ta tương tác với người khác và với thế giới xung quanh chúng ta. Tất cả những điều này đều bị ảnh hưởng rất nhiều trong suốt 10 năm đầu tiên của tuổi thơ chúng ta. Cách chúng ta hiểu thế nào là một “cô con gái ngoan ngoãn” hay “cậu con trai ngoan hiền” đã được gia đình đặt ra cho chúng ta khi chúng ta đang ở độ tuổi học lớp 3.

Các anh chị em và những người thân trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ của chúng ta là những “mẫu hình quyền lực” đầu tiên của chúng ta. Nụ cười thời thơ ấu của chúng ta làm cho họ đong đầy hạnh phúc; tiếng khóc và những giọt nước mắt của ta khiến họ lo âu. Cuộc sống của chúng ta phụ thuộc vào họ, vì thế chúng ta muốn làm cho họ vui lòng. Khi chúng ta lớn lên, chúng ta tiếp xúc với những mầu hình quyền lực khác như: những giáo viên, tu sĩ, huấn luyện viên thể thao, cảnh sát,… Những người này cũng vậy, họ giúp chúng ta hình thành cách nhìn nhận bản thân ta và thế giới quanh ta. Chúng ta cũng muốn làm họ hài lòng. Chúng ta đã học những gì họ đã dạy, và tránh những gì họ bảo chúng ta nên tránh. Làm cho người khác hạnh phúc với chúng ta đem lại cho chúng ta cảm giác an toàn và được bảo vệ.

Những năm sau đó, chúng ta lớn lên và muốn trở thành “chính mình”, một vài thông điệp, mệnh lệnh và những lời răn đe từ thời thơ ấu trở thành mâu thuẫn với cuộc sống khi chúng ta dần trưởng thành hơn. Các thông điệp, mệnh lệnh và lời răn đe thuở xưa có thể chìm sâu trong ký ức của chúng ta và sau này lại trở lại theo cách không lành mạnh. Như nhưng “cuốn băng cũ” đang được chạy cách vô thức bên trong chúng ta, những cuốn băng này làm cho lòng tự trọng của chúng ta bị giới hạn và gây ra xung đột với các thành viên trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.

Buổi chia sẻ ở Trung tâm mục vụ gia đình này sẽ cung cấp những hiểu biết sâu sắc về các thông điệp, mệnh lệnh và những lời răn đe phổ biến thời thơ ấu đối với hầu hết mọi người. Làm thế nào để nhận ra chúng. Và những phương cách chúng ta có thể đối thoại để giải phóng bản thân khỏi những thái độ không lành mạnh đang hạn chế khả năng chấp nhận và yêu thương bản thân chúng ta cũng như người khác.

Buổi chia sẻ sẽ được trình bày bằng tiếng Anh cùng với chuyển ngữ tiếng Việt

*** *** ***

“The Only Subject We Do Not Study in School: Our Own Childhood.”

            Think of it. The thousands of words we know and how to use them.  Our ability to listen and to express ourselves.  How we interact with others and view the world around us.  All of these are greatly influenced during the first 10 years of our childhood.  How we understand what it means to be “a good girl” or “a good boy” was set in us by our family by the time we were in the third grade.

            Out parents especially, then older siblings and close relatives were our first “authority figures.”  Our infant smiles filled them with joy; our crying and tears worried them.  We depended on them for our very live so we wanted to please them.  Later, other authority figures came into our orbits: teachers, priests, sports coaches, the police… They too, helped form how we see ourselves and our world.  We wanted to please them.  We learned to do what they told us to do, and to avoid what they told us to avoid.  Making others happy with us brought us feelings of security and safety. 

            Years later, as we grew up and wanted to become “our own person”, some of the messages, orders and warning from our childhood come into conflict with our adult lives.  Old messages, orders and warming can burrow into our memories and resurface later in unhealthy ways.  Like “old-tapes” playing unconsciously within us they can limit our self-esteem and trigger conflicts with family members, friends and co-workers.

            This CEFAM discussion will offer insights into childhood messages, orders and warnings common to most people.  How to recognize them.  And what steps we can talk to free ourselves of unhealthy attitudes that limit our ability to accept and love ourselves and others.

            This discussion with be offered in English with immediate and professional translation into Vietnamese.

THÔNG TIN VỀ THUYẾT TRÌNH VIÊN:

Cha Julio Giulietti, SJ. là thành viên thuộc Tỉnh Dòng Tên Đông Bắc Hoa Kỳ. Ngài từng sống 10 năm ở Đông Nam Á, chủ yếu ở Việt Nam với 2 năm ở Myanmar.Cha Julio SJ. là chuyên viên nghiên cứu cấp cao tại Trung Tâm Tôn Giáo, Hòa Bình và Thế giới tại Đại Học Georgetown (hoa Kỳ). Trách nhiệm chính của Ngài là phát triển tương quan học thuật Khoa Bảng và đội ngũ bác sĩ giữa Phân Khoa Y trường đại học Georgetown với Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch và các bệnh viện liên kết. Ngài cũng là cầu nối của Đại học Georgetown với Mạng Lưới Đại Học Cộng Đồng Dòng Tên tại Chennai, Ấn Độ.

Cha Julio có bằng Tiến Sĩ về Thần Học và Tâm lý học lâm sàng. Ngài đã thực tập tư vấn tại Trung Tâm Sức Khỏe Tâm Thần Connecticut (Đại học Yale) và Trung Tâm Sức Khỏe Tâm Thần Lindemann (Hệ thống chăm sóc sức khỏe Boston).Ngài từng đảm nhiệm vai trò giám đốc của Trung Tâm Linh Đạo I-Nhã tại ĐạiHọc Boston (BC) và Hiệu trưởng Đại Học Wheeling Jesuit.

****

Fr. Julio Giulietti, SJ. is a member of the Jesuit United State East Province. He has lived in Southeast Asia for 10 years, mainly in Vietnam with two year in Myanmar.  He served in Japan for eight years. Fr. Julio is a Senior Research Fellow at the Berkley Center for Religion, Peace and World Affairs at Georgetown University. His prime responsibility is to develop academic and physician-based relationships between Georgetown University Medical School and Pham Ngoc Thach University of Medicine and affiliate hospital. He is also Georgetown’s bridge with the Indian Jesuits Community College Network

centered in Chennai, India.

Fr. Julio earned graduate Ph.D. degrees in theology and clinical psychology. He did his counseling internships at the Connecticut Mental Health Center (Yale University) and the Lindemann Mental Health Center (Boston Health Care System). He was the Director of the Center for Intercultural Education and Development at Georgetown University, Director of the Center of Ignatian Spirituality at Boston College and President at Wheeling Jesuit University.